Nữ sinh làm bảo vệ thời vụ dịp tết gặp tình huống “khó đỡ”

Lựa chọn ở lại thành phố để đi làm thêm, kiếm thu nhập trong những ngày Tết đang là lựa chọn của rất nhiều người, trong đó có các bạn sinh viên. Mức lương làm bảo vệ dịp Tết là khá cao, tuy nhiên trong quá trình làm việc, đôi khi nhân viên bảo vệ cũng gặp những tình huống “dở khóc, dở cười”.

ngay-tet

Khi rời xa vòng tay che chở của gia đình, bước vào cuộc sống sinh viên đầy những toan tính về vật chất và tài chính, phần đông các bạn sinh viên đều khao khát có thể phần nào tự chủ tài chính. Được cầm trên tay số tiền do chính bản thân làm ra, thực sự là một niềm vui, niềm hạnh phúc. Câu chuyện sinh viên đi làm thêm từ lâu đã không còn lạ lẫm, và cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị, mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho các bạn sinh viên.

Những tình huống đặc biệt

Trong quá trình làm công tác bảo vệ dịp Tết, nhân viên bảo vệ đã gặp vô số những tình huống có thể gọi là “thót tim”.

Nhân vật đầu tiên chia sẻ đó là Tuấn Hải, nhân viên bảo vệ nhà riêng dịp Tết tại quận Cầu Giấy kể: Một lần tôi được phân công bảo vệ một ngôi biệt thự trên phố Trần Thái Tông, vì diện tích ngôi nhà không quá rộng lớn nên công ty phân công nhiệm vụ một mình trực. Khoảng hơn 1 giờ sáng, có đối tượng trộm cắp mò vào, 2 bên xảy ra xô xát. Nguy hiểm hơn, tên này dùng cả vũ khí đe dọa nhưng nhờ có kỹ năng nghiệp vụ nên tôi vẫn khống chế được đối tượng. Hôm sau, nhận thấy công việc tại mục tiêu có tính chất phức tạp, công ty bảo vệ phải tăng cường thêm một bảo vệ nữa.

Các ngôi nhà là mục tiêu trộm cắp trong dịp Tết

Một trường hợp khác là anh Nam, khi đang thực hiện nhiệm vụ thì gia đình chủ nhà có người quen từ quê lên chơi. Vì không biết chủ nhà đi vắng nên những vị khách không báo trước. Khi bị ngăn chặn, những người này lập tức gọi điện cho chủ nhà nhưng không được (vì đi nước ngoài).

Họ liền báo ngay với công an phường với lý do “thấy trộm”. Vì thế mà anh Nam phải khốn đốn theo công an về đồn. Anh phải liên lạc với công ty bảo vệ tới hỗ trợ. Sau khi trình bày đủ các loại hợp đồng, chứng minh tư cách pháp nhân thì đã để được thả về để tiếp tục làm nhiệm vụ.

bao-ve-dip-tet

Bảo vệ ngày Tết là một công việc đặc thù. Đối với những nam nhân viên bảo vệ, những tình huống nguy hiểm còn có thể bình tĩnh xử lý nhưng bảo vệ nữ lại càng khó khăn hơn.

Là sinh viên năm cuối, Mai Hương xin vào làm bảo vệ để có thêm thu nhập. Sau hơn 2 tháng được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ bảo vệ ở công ty, cô được phân công bảo vệ ở một siêu thị mini. Vì là dịp Tết, những ngày đầu khách rất đông nên công việc khá vất vả. Đến ca trực ngày thứ 5 sau kỳ nghỉ Tết thì xảy ra sự cố.

“Lúc ấy, nhân viên bán hàng thông báo qua bộ đàm về một trường hợp khách hàng bị nghi giấu đồ của siêu thị trong người. Tôi tiến về phía người phụ nữ xinh đẹp, trang điểm đậm và không thấy cô ấy cầm theo thứ gì” – Hương kể và cho biết lúc đó nhân viên thu ngân vẫn khẳng định cô gái mặc áo lót của siêu thị.

Dù Mai Hương rất nhẹ nhàng mời vào phòng điều hành nhưng vị khách tỏ ra khó chịu. “Cô ta cởi phăng áo ngoài trước mặt 3 nhân viên nữ. Quả đúng là trên người cô ta có chiếc áo lót cùng kiểu đang bán ở cửa hàng nhưng rất khó để cho rằng đó là món đồ cô ta ăn cắp” – Hương nói và cho biết sau khi vị khách bỏ đi thì mọi người phát hiện con chip từ gắn vào chiếc áo lót bị rơi ra trong đống quần áo khách mặc thử nhưng không mua.

“Sau sự việc hôm đó, tôi bị khiển trách và bị chuyển qua bảo vệ mục tiêu khác”, Mai Hương chia sẻ.

Luôn trong trình trạng cung không đủ cầu

Tính tới năm 2023, tại Hà Nội có khoảng hơn 600 công ty, đơn vị hoạt động trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo vệ. Bình thường, giá dịch vụ bảo vệ khoảng 18 triệu đồng/tháng. Nhưng Tết thì mức giá là tầm 2,5-3 triệu đồng/ngày. Tính ra, chí phí thuê bảo vệ trông giữ nhà mấy ngày Tết thôi cũng mười mấy hoặc tới hơn hai chục triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Phó Giám đốc Nghiệp vụ Công ty Bảo vệ Việt Nam cho biết: “Dịp Tết đến, xuân về thì ai ai cũng muốn nghỉ ngơi, về quê hoặc đoàn tụ với người thân. Chính vì thế, nhân sự của dịch vụ bảo vệ dịp Tết ở lại trực luôn trong tình trạng bị thiếu hụt. Mặc dù lương, thưởng được chi trả rất cao nhưng vẫn rất khó để thu hút người lao động ở lại”.

Khó thuê dịch vụ bảo vệ dịp Tết

Chị Đào Thúy Hường (Đống Đa, Hà Nội) cho biết năm nào cả gia đình chị về quê ở Hải Phòng ăn Tết, nhà cửa chỉ khóa thì không yên tâm. “Năm ngoái nhà tôi mất mấy chậu cảnh quý. Năm nay tôi gọi điện đến 3 công ty đều từ chối vì đã kín lịch. Cuối cùng may mắn tôi thuê được dịch vụ bảo vệ nhà riêng dịp Tết với giá 9 triệu đồng cho 3 ngày Tết” – chị nói.

Mặt bằng chung, giá dịch vụ bảo vệ Tết khoảng 150.000 đồng/giờ. Ngoài ra, mức phí còn tùy thuộc tính chất công việc tại mục tiêu, giá trị tài sản của khách hàng. Nhiều công ty bảo vẹ Tết còn ký các hợp đồng bảo hiểm tiền tỷ sẵn sàng bồi hoàn những mất mát, hao tổn nếu xảy ra sự cố để khách hàng có thể yên tâm hơn.

Vì thuê bảo vệ dịch vụ Tết quá khó hoặc chi phí cao, đã có không ít gia đình thuê người quen biết, hàng xóm hoặc sinh viên, những người về hưu trông nhà giúp với mức giá khoảng 300.000 tới 500.000 đồng/ngày. Thế nhưng, những người này không đảm bảo hoặc không có tư cách pháp nhân, không có nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp nên khó đáp ứng yêu cầu công việc. Khi xảy ra sự cố mất mát hay thiệt hại về tài sản, thì rất khó để truy cứu.

bao-ve-dip-tet-2

Theo chia sẻ của của các công ty bảo vệ Tết thì khách hàng sử dụng dịch vụ này đa phần là người có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.

Tại các khu đô thị hay biệt thự lớn các gia đình thường chọn đi du lịch hay về quê ăn Tết, nhiều bảo vệ khi được nhận bảo vệ cho một ngôi nhà phải kiêm luôn cả người chăm sóc thú cưng, tưới cây, thắp hương thậm chí tiếp khách thay chủ nhà mà không được báo trước.

Để đáp dứng nhu cầu khách hàng, các công ty bảo vệ còn đưa ra nhiều dịch vụ có đẳng cấp tương xứng với tiền thuê. Nhiều công ty còn cung cấp dịch vụ định vị qua GPS để khách hàng dù đi đâu cũng có thể theo dõi nhà cửa, giám sát tài sản và nhân viên bảo vệ, tránh trường hợp bảo vệ ‘thông đồng’ với kẻ gian để tẩu tán tài sản.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, gia chủ và phía công ty bảo vệ phải kiểm kê, niêm phong tài sản, lập biên bản trước khi bàn giao.

Rate this post

Bài viết liên quan