Làm bảo vệ có bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ không?

Dịch vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt, phải tuân thủ nhiều quy định của pháp luật. Một trong số đó là yêu cầu về chứng chỉ nghiệp vụ hoặc cũng có thể gọi là chứng chỉ nghiệp vụ của nhân viên bảo vệ.

Làm bảo vệ có bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ không?

Chứng chỉ nghiệp vụ đối với nhân viên bảo vệ hay còn được gọi là chứng chỉ hành nghề bảo vệ. Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn được trang bị cho lực lượng bảo vệ với mục đích là đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho con người, cho tài sản của những cơ quan, doanh nghiệp….

chung-chi-nghiep-vu-bao-ve-1

Tại Điều 4 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có quy định rõ ràng về các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ, theo quy định này thì có bao gồm các biện pháp sau:

  • Biện pháp hành chính;
  • Biện pháp quần chúng;
  • Biện pháp tuần tra, canh gác.

Tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có giải thích về “Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ”, theo quy định này thì chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là một văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.

Trong bài viết này, ta sẽ đề cập tới hai đối tượng có sử dụng nhân viên bảo vệ đó chính là cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một hoạt động cung cấp nhân sự thực hiện những chức năng bảo đảm an toàn cho các vị trí, địa điểm được yêu cầu. Những dịch vụ bảo vệ phổ biến nhất hiện nay, đó chính là: bảo vệ nhà máy, bảo vệ nhà hàng, bảo vệ trung tâm thương mại, bảo vệ ngân hàng, bảo vệ công trình xây dựng, bảo vệ trường học,… Bạn có thể xem chi tiết các loại hình dịch vụ bảo vệ đang được cung cấp hiện nay tại đây: https://baovevietnams.com/dich-vu-bao-ve/

chung-chi-nghiep-vu-bao-ve-2

Khác với hình thức thuê mướn lao động mà được thực hiện giữa người trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ hợp tác với những bên khách hàng. Sự có mặt của những công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã đóng vai trò là một bên trung gian đem lại được sự hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu tìm kiếm nhân sự bảo vệ cho khách hàng. Đồng thời, đó còn là cơ hội việc làm đối với người tìm việc bảo vệ cũng rộng mở và dồi dào hơn.

Tại Điều 32 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ, theo quy định này thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ ngoài việc phải tuân thủ đúng các trách nhiệm được quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì còn phải có các trách nhiệm sau:

– Tuyển chọn, sử dụng những nhân viên dịch vụ bảo vệ đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có bất kỳ về một tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;

+ Có lý lịch rõ ràng đã được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;

+ Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, của bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khỏe để thực hiện lao động;

+ Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

+ Không sử dụng người nước ngoài, những người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh hoặc trực tiếp điều hành về hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.

– Chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ mà đã được đào tạo và đã được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

– Có hợp đồng lao động với những nhân viên dịch vụ bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

– Chỉ thực hiện việc đào tạo các nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi mà cơ quan Công an có thẩm quyền có văn bản thẩm duyệt các nội dung giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.

– Cấp biển hiệu, trang phục (có logo gắn trên áo mà đã đăng ký với cơ quan Công an có thẩm quyền) cho những nhân viên bảo vệ thuộc quyền quản lý.

– Ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ bảo vệ trước khi thực hiện triển khai công tác bảo vệ.

– Không được thực hiện dịch vụ bảo vệ cho những đối tượng, mục tiêu hoặc hoạt động trái quy định của pháp luật.

– Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi thực hiện triển khai mục tiêu bảo vệ tại những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi của cơ sở kinh doanh đặt trụ sở, thì phải có văn bản thông báo kèm theo là bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; danh sách các nhân viên dịch vụ bảo vệ và số lượng, chủng loại của công cụ hỗ trợ (nếu có) tại mục tiêu bảo vệ đó và gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ.

– Đối với cơ sở kinh doanh mà có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời hạn là 20 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, thì phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền về bản thống kê danh mục máy móc, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo vệ do cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư, kèm theo là tài liệu định giá đối với các máy móc, phương tiện kỹ thuật của cơ quan quản lý giá từ cấp tỉnh trở lên.

Qua quy định về trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã nêu trên thì một trong những trách nhiệm và các cơ sở này bắt buộc phải thực hiện đúng đó chính là chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ. Chính vì thế mà để được là nhân viên bảo vệ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì những nhân viên bảo vệ ở đây bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp:

Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do chính người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập; phải chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của chính người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về các nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an.

chung-chi-nghiep-vu-bao-ve-3

Tại Điều 6 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp có quy định về tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, theo đó nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên

– Có lý lịch rõ ràng;

– Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

– Có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (riêng đối với miền núi, biên giới, hải đảo, hay các vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên),

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ.

– Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người mà đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân.

Qua quy định của pháp luật về tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp đã nêu trên đã thấy các tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp không hề có tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ. Vì thế, trong trường hợp là nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì sẽ không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

Ở trường hợp này, các nhân viên bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp sẽ chỉ phải thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ do chính Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương tổ chức và sẽ được cấp giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ.

Đơn vị nào đủ thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ?

Tại Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện có quy định thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ, cụ thể như sau:

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm Chủ trì sát hạch và thực hiện cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo tại các cơ sở kinh doanh có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân; những trung tâm huấn luyện và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ của các đơn vị thuộc Bộ Công an mà có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.

chung-chi-nghiep-vu-bao-ve-4

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chịu trách nhiệm Chủ trì sát hạch và thực hiện cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo tại trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ của Công an địa phương mà có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ

Nghiệp vụ bảo vệ gồm những gì?

Nghiệp vụ bảo vệ là một chương trình tổng hợp những biện pháp chuyên môn, trang bị cho các nhân viên bảo vệ nhằm mục đích để đảm bảo an ninh, an toàn cho tài sản, tính mạng của con người tại các doanh nghiệp mục tiêu theo yêu cầu. Những chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ giúp cho đội ngũ nhân viên bảo vệ có được những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, rèn luyện kỹ năng phản xạ, nâng cao thể lực… Nội dung này đã được Công ty Bảo vệ Việt Nam chia sẻ trong bài viết này: Nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp được đào tạo những gì?

Nghiệp vụ bảo vệ bao gồm có 3 kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng bảo vệ, xử lý tình huống và kỹ năng giao tiếp. Mỗi một nhân viên bảo vệ cần phải có đủ cả 3 kỹ năng trên trước khi thực hiện các nhiệm vụ tại mục tiêu.

Kỹ năng bảo vệ

Đây chính là kỹ năng bảo vệ an ninh, an toàn cho các tài sản và con người tại nơi mà nhân viên bảo vệ đó thực hiện công tác. Muốn có được các kỹ năng này bảo vệ cần phải chăm chỉ rèn luyện một số kỹ năng cần thiết như là võ thuật cơ bản, sử dụng vụ khí, PCCC, sơ cấp cứu,…Đây cũng được xem như là những nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp mà các nhân viên bảo vệ cần phải nắm rõ khi làm nhiệm vụ tại mục tiêu.

Kỹ năng xử lý tình huống

Phản ứng nhanh nhẹn trước tất cả tình huống rủi ro xảy ra là nghiệp vụ bảo vệ quan trọng mà các nhân viên bảo vệ cần nắm rõ. Linh hoạt xử lý nhanh gọn khi mà có những rủi ro bất ngờ xảy ra sao cho không gây ra ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ là điều quan trọng mà nhân viên bảo vệ cần thực hiện.

Kỹ năng giao tiếp

Nội dung nghiệp vụ bảo vệ chỉ thật sự hoàn chỉnh khi mà bảo vệ phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Bảo vệ tốt là khi họ có thái độ giao tiếp lịch sự với những khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ khi họ cần.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

– Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

Rate this post

Bài viết liên quan