Quy trình kiểm soát an ninh nhà máy

Để đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản sản phẩm, vật tư, thiết bị sản xuất và an ninh con người… nhà máy thì nhân viên bảo vệ cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm soát an ninh tại nhà máy.

Trước đó, Bảo vệ Việt Nam đã có bài viết tương đối chi tiết nói về những nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ nhà máy. Bạn có thể xem lại tại đây: Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ nhà máy gồm những gì?

quy-trinh-kiem-soat-an-ninh-nha-may

Quy trình kiểm soát khách

Đối với khách vào

  • Khách đến liên hệ công việc, bảo vệ yêu cầu gọi điện cho người cần gặp và chuyển máy cho bảo vệ.
  • Nếu nhân sự trong nhà máy đồng ý cho vào thì bảo vệ tiến hành làm thủ tục đăng ký.
  • Yêu cầu giấy tờ tùy thân tạm giữ chứng minh nhân dân.
  • Cấp thẻ khách và ghi giờ đến vào sổ theo dõi.

Đối với khách ra

  • Khi khách về, bảo vệ yêu cầu trả lại thẻ khách.
  • Ký sổ, ghi giờ về.
  • Trả lại chứng minh nhân dân cho khách.



Quy trình kiểm soát công nhân

  • Kiểm tra công nhân trước khi vào phải đầy đủ bảo hộ lao động, thẻ, yêu cầu đăng ký tài sản, máy, dụng cụ phục vụ công việc.
  • Kiểm tra công nhân trước khi ra khỏi nhà máy, dung máy dò kim loại để kiểm tra. Đồng thời kết hợp với khám trực tiếp bằng tay.
  • Những tài sản, vật tư khi mang ra yêu cầu xuất trình giấy, lệnh, phiếu bảo vệ kiểm tra đúng mới cho ra.
  • Duy trì cán bộ, công nhân viên ra vào nhà máy phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà máy đề ra.
  • Nếu cán bộ, công nhân viên có hành vi phạm tội, trộm cắp tài sản nhân viên bảo vệ phải lập biên bản bắt giữ, thu lại tang vật báo cáo lên ban lãnh đạo biết và lập hồ sơ giao cho cơ quan chức năng giải quyết.

Quy trình kiểm soát hàng hóa tại nhà máy

  • Xuất, nhập hàng hóa
  • Đối với hàng nhập vào, bảo vệ đăng ký ghi vào sổ nhập theo quy định.
  • Đối với hàng xuất ra khỏi nhà máy yêu cầu phải có giấy, lệnh xác nhận của ban quản lý nhà máy mới được ra, nếu hợp pháp thì ghi vào sổ xuất để theo dõi.( bảo vệ giữ lại các phiếu, lệnh).
  • Tất cả hàng hóa, nguyên liệu, linh kiện, thiết bị nhập vào nhà máy và thành phẩm, vật phẩm xuất ra ngoài đều được bảo vệ kiểm soát và ghi chép đầy đủ vào “Sổ đăng ký xuất nhập hàng hóa”.
  • Trong trường hợp kiểm tra phát hiện thấy hàng hóa xuất – nhập không trùng với số lượng ghi trong hóa đơn chứng từ, bảo vệ phải cho dừng xe lại, báo cáo với Ban lãnh đạo nhà máy biết và yêu cầu làm rõ.



Kiểm soát các khu vực chức năng

  • Những bộ phận liên quan tại nhà máy (gom rác, sửa chữa, áp tải, nấu ăn, kỹ thuật…) nếu ra vào thường xuyên phải có danh sách niêm yết tại bảo vệ và được đồng ý bằng ký tên, đóng dấu của ban giám đốc nhà máy; nếu không thường xuyên phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền trong ban quản lý.
  • Quan sát phát hiện và ngăn chặn mọi trường hợp không có nhiệm vụ lảng vảng tại khu vực làm việc.

Quy trình xử lý người bị nạn

Tình huống: Có người bị thương, bị tai nạn.

a, Cấp cứu người bị nạn

  • Khi được tin báo có trường hợp bị thương hay bị tai nạn xảy ra trong nhà máy,bảo vệ phải lập tức thông báo thông tin đến Ban giám đốc, đồng thời có mặt tại hiện trường xem mức độ tai nạn nặng hay nhẹ. Nếu trường hợp năng phải để nạn nhân nằm yên tại chỗ và gọi xe cấp cứu của bệnh viện đến đưa nạn nhân đi. Trường hợp bị nhẹ, nạn nhân có thể ngồi được bằng xe gắn máy hoặc taxi hoặc các phương tiện hiện có tại nhà máy thì lập tức yêu cầu người hỗ trợ để đưa nạn nhân đị cấp cứu.
  • Trong khi chờ bệnh viện đến cấp cứu, dùng các biện pháp sơ cấp cứu tại chỗ đối với các trường hợp nhẹ và đang bị chảy máu, tránh để nạn nhân mất nhiều máu.
  • Trường hợp bệnh nhân khó thở phải hô hấp nhân tạo và tạo ra khoảng trống rộng để bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng.
  • Tìm hiểu các thông tin cá nhân có liên quan đến nạn nhân như: Họ tên, CMND, nơi cư trú, nơi làm việc, số điện thoại ….để liên lạc với người thân của nạn nhân và thông báo tình trạng của nạn nhân cũng như nơi nạn nhân đến cấp cứu….

b, Báo cáo

  • Sau khi sự việc kết thúc nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ viết Báo cáo và Tường trình sự việc một cách rõ ràng gửi cho Ban quản lý  và Phòng nghiệp vụ Công ty Bảo vệ Việt Nam.

Lưu ý: Trong quá trình liên lạc với bệnh viện không được cúp máy khi chưa có sự phản hồi của bệnh viện. Nhân viên bảo vệ khi sơ cứu thương cho bệnh nhân thì không được di chuyển bệnh nhân trừ khi thấy vết thương càng trầm trọng, không nên cho uống thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.



Quy trình xử lý trộm cắp

a, Tình huống

  • Khi nhận được thông tin từ công nhân báo mất một số vật tư tại khu vực kho vật tư, thời gian mất vào đêm hôm trước.
  • Vật tư ví dụ là thiết bị thành phẩm đã hoàn thiện xong.

b, Xử lý

  • Ghi nhận toàn bộ thông tin theo tin báo của người mất tài sản và yêu cầu họ viết tường trình sự việc.
  • Nhân viên bảo vệ lập tức báo cáo cho phòng nghiệp vụ Công ty Bảo vệ Việt Nam và Ban giám đốc.
  • Tiến hành lập biên bản vụ việc và nhanh chóng làm rõ những nội dung sau: Tài sản đó là gì? Tên gọi của nó qua các chứng từ? Số lượng và chất lượng theo mô tả của chủ tài sản? Tài sản trên đã có tại nhà máy từ khi nào? Công dụng của Tài sản đó là gì? (chức năng của nó). Giá trị ước chừng theo thị trường của tài sản khoảng bao nhiêu.
  • Kiểm tra sổ ghi chép giao ca và diễn biến các ca trực trong thời điểm mất tài sản. Kiểm tra toàn bộ camera an ninh trong khu vực.
  • Khoanh vùng các đối tượng nghi vấn, đối tượng liên quan.
  • Nhận định khả năng và nguyên nhân mất.
  • Thời điểm xảy ra mất tài sản có những tổ công nhân nào đang còn làm việc,có những ai thường xuyên qua lại khu vực mất tài sản.
  • Tài sản đã được đưa ra ngoài hay chưa và bằng cách nào.
  • Tìm hiểu đường đi của khối tài sản (bị mất qua con đường nào: do cậy phá cửa, đột nhập, hay do nội bộ…).
  • Yêu cầu các nhân viên bảo vệ trong ca trực và những người có liên quan viết tường trình.
  • Sơ bộ đánh giá và ghi nhận những dấu vết để lại hiện trường.
  • Nhận định chung: thời gian mất tài sản là thời gian gần như toàn bộ công trường tạm nghỉ. Thời điểm này rất ít người ngoài vào công trường.
  • Bảo vệ hiện trường phục vụ cho công tác điều tra sau này, tuyệt đối không để những người không phận sự vào khu vực hiện trường.
  • Lập biên bản và báo cáo ban quản lý và Công ty Bảo vệ Việt Nam.

c, Báo cáo

  • Khi vụ việc kết thúc nhân viên bảo vệ phải lập Báo cao và gửi một bản Tường trình về vụ việc nói trên cho ban quản lý, Cơ quan điều tra (nếu có) và Công ty Bảo vệ Việt Nam.
  • Lực lượng bảo vệ tăng cường tuần tra vào các thời điểm công trường nghỉ thi công nhằm đề phòng kẻ gian lợi dụng thời gian này đột nhập trộm cắp các tài sản.
  • Sau vụ việc toàn đội bảo vệ phải họp để đánh giá và rút kinh nghiệm.
  • Xác định lại chính xác tài sản bị mất.

d, Trách nhiệm của bảo vệ đối với tài sản bị mất

+ Đối với những tổn thất, mất mát tài sản của cán bộ công nhân viên và khách của Bên A (đã được bàn giao cho nhân viên bảo vệ Bên B trông giữ) trong phạm vi khu vực bảo vệ do lỗi hoàn toàn của nhân viên bảo vệ Bên B thì Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường 100% giá trị thiệt hại (sau khi đã tính khấu hao theo quy định).

+ Đối với những tổn thất, mất mát tài sản, của cán bộ, công nhân viên, khách của Bên A (đã được giao cho nhân viên bảo vệ Bên B trông giữ) trong phạm vi khu vực bảo vệ do những nguyên nhân khác gây ra, thì dựa trên cơ sở xác định lỗi và mức độ thiệt hại là hậu quả trực tiếp do lỗi đó gây ra làm căn cứ bồi thường.

Bắt giữ được kẻ gian đột nhập nhà máy

a, Tình huống giả định

  • Lợi dụng mưa to sấm chớp và mất điện, kẻ gian đột nhập bằng cách trèo qua tường rào của nhà máy, sau đó dùng Kềm cộng lực cắt khóa và cửa sắt để đi vào trong khu vực nhà máy để đánh cắp vật tư.
  • Lợi dụng lúc mất điện, hệ thống chiếu sáng chưa chuẩn bị kịp, kẻ gian đã đột nhập vào trong nhà máy.
  • Do cảnh giác, bảo vệ đã đi tuần dùng đèn pin rọi quét khắp các khu vực dễ đột nhập đã phát hiện có người đột nhập và truy đuổi, một mặt thông báo cho các nhân viên vây bắt khi kẻ gian muốn bỏ chạy.
  • Trước sự vây bắt của tòan bộ nhân viên đang trực đêm trong nhà máy, kẻ gian đã chịu bị bắt.

b, Xử lý

  • Bảo vệ đưa kẻ gian đến phòng trực và lập biên bản sự việc, yêu cầu kẻ gian ký vào biên bản.
  • Bảo vệ thông báo cho công an phường về vụ việc có kẻ gian đột nhập.
  • Bảo vệ hiện trường và các vật chứng để phục vụ việc điều tra sau này của công an.
  • Giám sát chặt chẽ không để kẻ gian trốn thoát.
  • Mời người đại diện của ban giám đốc nhà máy làm chứng.
  • Khi công an tới bảo vệ làm Biên bản bàn giao kẻ gian cho công an, trong Biên bản ghi rõ tình trạng sức khỏe của kẻ gian lúc bàn giao và các tang chứng, vật chứng nếu có.

c, Báo cáo

  • Khi vụ việc kết thúc nhân viên bảo vệ phải lập báo cáo và tường trình về vụ việc gửi cho ban quản lý, Cơ quan điều tra và Công ty Bảo vệ Việt Nam.
  • Sau vụ việc toàn đội bảo vệ phải họp để đánh giá và rút kinh nghiệm.

Trên đây là các quy trình kiểm soát an ninh tại mục tiêu do phòng nghiệp vụ Công ty Bảo vệ Việt Nam xây dựng và soạn thảo. Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp bất cứ thông tin nào liên quan tới dịch vụ bảo vệ nhà máy chuyên nghiệp thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Bảo vệ Việt Nam để được hỗ trợ.



Rate this post

Bài viết liên quan