Nhân viên bảo vệ xử lý thế nào khi thang máy gặp sự cố?

Bảo vệ chuyên nghiệp là một lực lượng quan trọng trong quá trình quản lý vận hành của một tòa nhà. Công ty Bảo vệ Việt Nam luôn đề cao công tác đào tạo để có thể cung cấp tới khách hàng những nhân viên bảo vệ xuất sắc. Xử lý tình huống khi thang máy gặp sự cố cũng là một kỹ năng quan trọng được công ty đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên bảo vệ.

Bài viết liên quan: Nhân viên bảo vệ thường chịu những áp lực nào?

Trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại… thang máy rất cần thiết cho việc đi lại. Tuy nhiên, vì nhiều lý do thang máy có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào.



Vì sao thang máy xảy ra sự cố?

Trước khi triển khai các công tác cứu hộ, xử lý sự cố, nhân viên bảo vệ và nhân viên kỹ thuật tòa nhà cần xác định được nguyên nhân xảy ra sự cố của thang máy. Từ đó, có những biện pháp xử lý, ứng cứu phù hợp.

thang-may-gap-su-co

Thông thường, sẽ có những nguyên nhân chính khiến thang máy gặp sự cố sau:

  • Thang máy bị mất điện: lúc đó thang máy sẽ ngừng hoạt động và đèn tắt. Nguyên nhân do ngắt nguồn điện mà không báo trước hoặc nguồn điện bị lỗi thiết bị.
  • Thang máy bị treo: Do thiết bị hoặc bộ phận nào đó hỏng hóc khiến thang máy bỗng ngừng hoạt động
  • Cửa thang máy bị kẹt: Cửa thang máy không mở ra khi đã đến tầng người dùng lựa chọn
  • Thang máy chạy quá tốc độ – rơi tự do: tốc độ chạy của thang máy quá mức cho phép
  • Lỗi hệ thống điều khiển: các nút điều khiển trong cabin không hoạt động



Nhân viên bảo vệ phải làm gì khi thang máy xảy ra sự cố?

Hầu hết mọi người không biết nhiều về kiến ​​thức an toàn khi đi thang máy, và hầu hết chọn cách nhờ người khác giúp đỡ, chẳng hạn như nhân viên bảo vệ. Vậy nhân viên bảo vệ có thể giúp gì cho mọi người khi họ bị mắc kẹt trong thang máy? Một tai nạn nhỏ có thể tạo ra một thảm họa lớn, khiến mọi người gặp rủi ro lớn. Là một nhân viên bảo vệ, luôn có những sự việc bất ngờ xảy ra nên việc nắm vững cách xử lý chính xác là điều đặc biệt quan trọng.

xu-ly-su-co-thang-may

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cố, nhân viên bảo vệ có thể xử lý theo các cách sau:

Sau khi biết thông tin về tai nạn thang máy, kiểm tra xem có khách bị mắc kẹt trong thang máy hay không và báo cáo cấp trên càng sớm càng tốt. Nếu phát hiện có người bị mắc kẹt trong thang máy, nhân viên bảo vệ tiếp cận và sử dụng mọi cách để trấn an tinh thần của người bị mắc kẹt

Thông báo tới bộ phận bảo trì thang máy điện báo khôi phục thang máy càng sớm càng tốt. Nếu thời gian bảo trì thang máy quá lâu, nên đặt một lời nhắc nhở ấm áp trên bảng thông báo cộng đồng và bên cạnh thang máy, đồng thời ghi rõ thời gian bảo trì dự kiến.



Kỹ năng xử lý cứu hộ người bị kẹt trong thang máy

Sau khi tiếp nhận thông tin từ nhân viên phòng trực, đội ngũ nhân viên bảo vệ cần tổ chức ngay đội cứu hộ khẩn cấp.

Chuẩn bị:

Công cụ: 2 đèn pin, 2 bộ đàm, 1 thang chữ A dài 1,5m

Dụng cụ kỹ thuật: chìa khóa cửa cabin và phòng máy, tay đòn mở phanh hoặc tay quay puly cáp thang máy.

Đội cứu hộ chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 1 nhân viên kỹ thuật và 1 nhân viên bảo vệ. Phân chia nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Di chuyển tới tầng gần với cabin nhất để xác định vị trí mắc kẹt của cabin. Nhóm 1 tiếp xúc và trao đổi với khách hàng về tình trạng bên trong cabin, đồng thời lên kế hoạch cấp cứu (trong trường hợp cần thiết).
  • Nhóm 2: Di chuyển lên phòng máy để tắt toàn bộ nguồn điện của thang máy (gồm điện động lực và điện dự phòng). Sau khi ngắt hoàn tất, nhóm 2 thông báo để nhóm 1 nắm được thông tin.



Quy trình cứu hộ thang máy chi tiết

Tùy theo từng trường hợp mà có cách cứu hộ thang máy khác nhau:

Trường hợp 1: Cabin ở vị trí bằng tầng, vị trí cao hoặc thấp hơn mặt sàn < 0,6m

Đây được cho là vị trí thuận lợi nhất khi cabin gặp sự cố. Trong trường hợp này, nhân viên kỹ thuật của nhóm 1 sẽ dùng chìa khóa cabin để mở cửa và hỗ trợ đưa khách hàng ra ngoài an toàn.

xu-ly-su-co-thang-may-2

Trường hợp 2: Cabin ở giữa tầng

Trong trường hợp này, nhóm 1 và nhóm 2 cần phối hợp chặt chẽ cùng nhau để giải quyết sự cố:

  • Nhóm 1 và nhóm 2: Thông báo tình trạng cabin cho nhau qua bộ đàm và thống nhất phương án cứu hộ.
  • Nhóm 2: Kỹ thuật viên lắp tay quay, tay đòn vào vị trí được quy định trên động cơ. Tiếp theo đó, nhân viên bảo vệ sẽ thông báo với nhóm 1 đã chuẩn bị xong để chuẩn bị nhả phanh và quay puly.
  • Nhóm 1: Xác nhận với nhóm 2 là đã nhận thông tin.
  • Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật nhả phanh và quay puly cho cabin di chuyển, còn nhân viên bảo vệ hỗ trợ và quan sát khi vạch sơn trên cáp tải trùng với bang máy thì ra hiệu, báo nhân viên kỹ thuật dừng lại. Sau đó, thông báo với nhóm 1 cabin đã bằng với tầng.
  • Nhóm 1: Xác nhận thông tin và tiến hành mở hoàn toàn cửa cabin và hỗ trợ đưa người bị nạn ra ngoài an toàn.

Lưu ý: Mỗi nhóm cứu hộ cần ít nhất 2 nhân viên gồm kỹ thuật viên và nhân viên bảo vệ.



Trường hợp 3: Cabin không thể di chuyển do thang bị kẹt

Cứu hộ thang máy trong trường hợp này cần thực hiện như sau:

  • Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật tháo tay đòn, tay quay ra khỏi động cơ của thang.
  • Nhóm 1: Thực hiện dỡ toàn bộ tải trên nóc cabin xuống.
  • Sau khi hoàn tất 2 bước trên, 2 nhóm thông báo công việc với nhau qua bộ đàm.
  • Nhóm 1: Thông báo với khách hàng “không thể di chuyển”. Yêu cầu khách hàng bình tĩnh đợi đội cứu hộ. Sau đó, nhóm 1 mở cửa cabin ở tầng gần nhất trên buồng thang máy và mở cửa trên nóc cabin và đưa khách ra ngoài an toàn bằng thang.



Trường hợp 4: Do cân bằng đối trọng làm cabin không di chuyển

Hướng dẫn cách cứu hộ thang máy trong trường hợp này:

  • Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật tháo tay đòn khỏi động cơ. Nhân viên bảo vệ thông báo với nhóm 1 đã hoàn tất tháo tay đòn.
  • Nhóm 1: Chất thêm tải (bê tông, bao cát,…) lên nóc cabin và thông báo vói nhóm 2 sau khi đã hoàn thành.
  • Nhóm 2: Thực hiện tiếp các bước như hướng dẫn tại mục 2 của TH2. Cabin ở giữa tầng

Lưu ý: Đối với cả 4 tình huống trên, sau khi hoàn thành bước đưa hành khách ra ngoài an toàn, bộ phận kỹ thuật thang máy phải kiểm tra tổng quát toàn bộ và khởi động lại thang máy. Trong trường hợp cần thiết, cần ngừng hoạt động của thang máy để tiến hành sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng, khắc phục sự cố trước khi đưa thang máy hoạt động trở lại.

Trên đây là phương án xử lý khi xảy ra sự cố thang máy, Công ty Dịch vụ Bảo vệ Việt Nam đã tiến hành giảng dạy và huấn luyện cho đội ngũ nhân viên bảo vệ. Trên thực tế, mọi trường hợp khẩn cấp đều đòi hỏi nhân viên bảo vệ phải có tư duy cực kỳ sáng suốt và khả năng phản ứng nhanh, để có thể trở thành một nhân viên an ninh tốt hơn. Nhưng mọi tư duy và khả năng phản ứng nhanh đều không cần qua đào tạo chuyên môn, cứu hộ trong thang máy cũng cần đến kiến ​​thức của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.



Rate this post

Bài viết liên quan